MAS OYAMA không độc hữu sức mạnh chặt sừng bò

Matsutasu Oyama hay Bội Đạt Đại Sơn mà chúng ta thường biết qua cái tên Mas Oyama sinh tại Triều Tiên năm 1923, theo học Karate với đại sư Gichin Funakoshi từ 1939, đạt đệ tứ đẳng vào năm 1945, đoạt chức vô địch Karate toàn quốc Nhật năm 1947 và năm 1953 đuợc báo chí thế giới mệnh danh là người mạnh nhất hành tinh sau khi ông chỉ dùng tay không chặt gày sừng bò rừng. Năm 1958, ông sáng lập chi phái Karate Kyokyushinkai đặt trụ sở tại tổng đàn Ikebukuro – Tokyo. Tính tới 3/93, riêng tại Nhật Bản, chi phái này có 441 đạo đuờng, trong số đó có 5 đạo đuờng nằm ngay tại thánh địa Karate là quần đảo OKINAWA. Năm nay(1993), đại sư Mas Oyama đã ngoài 70 nhưng vẫn luôn có mặt bên các môn sinh. Ngày 5/1(1993) vừa qua, nhân dịp mở mùa luyện võ mùa Đông, đại sư đã nhắc nhở môn sinh về một số điều cần lưu ý trong việc luyện võ. Bài viết sau đó do HLV Karate- Linh Trường, Nguyễn Huy Thái tóm lược một phần bài nói chuyện của đại sư Mas Oyama.
HÃY QUÊN MÌNH TRONG KHỔ LUYỆN
” Hoàn thiện con người chính là hướng nhắm cuối cùng của Cực Chận Phái (Kyokyushinkai). Bởi vì, môn Karate thoát thai và hình thành từ nhân tính. Cho nên, Cực Chân Phái không mưu tìm sự nhu nhuyễn hay cương ngạnh.
Đối với con người, quan trọng nhất là nhận đuợc sự tôn kính. Nhưng, mọi giá trị chỉ đuợc chứng minh bằng thực tiễn. Nếu không chứng minh nổi sẽ mất tín nhiệm và sẽ bị khinh miệt.
Nam tử phải có dũng khí, vì mất dũng khí là tự đánh mất mình. Kẻ chỉ lo tính toán lợi lộc, vật chất, sẽ không làm nổi bất cứ chuyện gì. Đó là lối sống Âu, Mỹ.
Vậy trong Karate, thực tiễn là gì ? Đó chính là mãnh lực mà bạn thể hiện nơi đấu trường, khi đánh ngã đối phương. Nhưng làm cách nào để nhận biết mãnh lực đó một cách thông thường? Cách đơn giản là bẳng bằng thể hiện công phá (Tameshiwari). Không có khả năng công phá thì không phải là Karate. Cho nên, công phá rất quan trọng khi luyện tập. Mas Oyama thành công tại Mỹ là nhờ công phá và dĩ nhiên là cả sự tự chứng dũng cảm nơi đấu trường. Nhưng nên nhớ, so tài hơn kém trong giao đấu chỉ là những hạn cuộc trong vạn hữu nhân sinh. Còn công phá là uy lực thường trực và vô hạn.
Chặt bay cổ chai, xỉa lủng túi cát, đập vở gạch đá rõ ràng là những biểu hiện của mãnh lực. Mãnh lực này sẽ giúp bạn dành chiến thắng trong cuộc đấu. Nó cho phép ta chặt gãy giác ngưu hung tợn hoặc đá gãy chân cuồng mã. Bằng tay không sát thưong bò mộng không phải là đặc khả của Mas Oyama. Bằng cách quên mình, quên chính mạng sống của mình, bạn cũng có thể làm đuợc.

Đừng đa manh, đừng tham vọng khi đến với Karate. Đừng tập luyện Karate, khi trí não bạn đầy những tính toán. Vì như thế bạn sẽ bỏ cuộc nửa đuờng, sẽ không bao giờ trở nên mạnh mẽ, dũ nỗ lực tới đâu. Không vươn vấn điều gì, tiền bạc, danh vọng và kể cả phụ nữ. Hãy đặt sinh mạng vào tập luyện. Bằng cách đó bạn sẽ hoàn thiện thành công.
“Tinh thần võ đạo là sống quên mình. Diệt bõ tự ngã, khổ luyện trong sinh tử, chắc chắn sẽ tịnh tiến. Vì diệt bỏ tự ngã tức là đang sống”. Đó là huấn ca của kiếm sĩ Myamoto Musashi mà tôi mong tất cả tâm niệm khi tu luyện.
SỨC MẠNH, NHANH NHẸN VÀ KỸ THUẬT
Điều quan trọng nhất trong việc huấn luyện Karate là Kỹ thuật (Waza), sức mạnh (Chikara) và sự nhanh nhẹn (Hayasha). Vào thời trẻ, mỗi sáng tôi luyện thể lực, buổi chiều luyện tốc độ và sự nhanh nhạy. Võ đạo có một câu : “Kỹ thuật trong sức mạnh”. Dầu thủ đắc bao nhiêu kỹ thuật mà thiếu sức mạnh thì đòn đấu không thể có uy lực và công phu luyện tập trở nên uổng phí. Đồng thời sức mạnh bạt sơn cử đỉnh mà chậm chạp cũng vô dụng. Vì thiếu nhanh nhẹn thì khó đạt hiệu quả.
Trong thời gian tu luyện, tôi trồng một cây Ma (một loại cây gai) và mỗi ngày tập nhanh nhạy bằng cách nhảy qua cây Ma đó. Tôi thực hành điều này từ sách của kiếm sĩ Myamoto Musashi và khởi từ lúc cây Ma còn nhỏ cho tới khi đơm hoa, kết trái. Mỗi ngày, tôi nhảy khoảng một ngàn lần. Một ngàn lần cũng đủ cực khổ vì mệt nhọc. Nhưng tuy tình trạng sức khỏe từng ngày, tôi cố nhảy thêm một ngàn lẫn nữa vào buổi tối. Tôi tập suốt 3 năm như vậy, đạt khả năng nhảy cao độ 1m70.
Khi đấu với bò mộng tại đấu trường Mexico, lúc con bò lao tới, tôi đã tránh bằng cách nhảy cao lên. Thông thừong trong đấu bò, người ta dùng một tấm khăn giăng ngang để né tránh. Lần đó, khán giả đã chứng kiến tôi nhảy lên cao và chặt gãy sừng đối thủ.
Tập trung chạy bộ cũng là điều bổ ích. Mọi môn thể thao đặc biệt là Võ, đều cần tập luyện bằng chạy bộ. Theo kinh nghiệm của tôi, chạy bộ một mình rất dễ nản và mau mệt. Bảy tám người cùng chạy thì tốt nhất. Như thế có thể chạy lâu gấp bội. Chạy âm thầm trong bao nhiêu tạp niệm khó tránh thối chí dọc đuờng, không thể giống như sáng nay, các bạn vừa chạy vừa đồng thanh hô “Kyokyushin ! Fight ! “. Chạy bộ sẽ tăng cường sức mạnh của đôi chân và lực hông.
Có sự nhanh nhạy và sức mạnh, kỹ thuật tự nó sẽ hoàn chỉnh. Vì thế, ở thời gian đầu, bạn chỉ nên rèn luyện sự nhanh nhạy và sức mạnh. Nhưng, vì bạn đang luyện võ nên không thể tập luyện trường kỳ như thế. Luyện Karate hay một môn võ nào thì tri giác kỹ thuật là điều trở nên trên hết.”

Cây Ma của đại sư Mas Oyama
Trong câu chuyện về cách luyện với một cây Ma của đại sư Oyama có một tình tiết đã biến thành một giai thoại. Tinh tiết này cũng do chính đại sư Oyama kể khi đề cập tới những phản ứng ma mãnh của con người trước các trở ngại quá lớn khổng đủ sức vượt qua.
Bắt đầu, đại sư Oyama trồng một cây Ma còn non và mỗi ngày nhảy qua ngọn nó từ một tới hai ngàn lần. Cây Ma tăng trưởng đều đặn từ 2 đến 3 cm một ngày và đại sư Oyama phải không ngừng nổ lực để nâng cao thêm tầm nhảy của mình. Nhưng vào những ngày mưa thì có hai điều trái ngược xảy ra. Thứ nhất là đại sư Oyama phải ngưng tập và thứ nhì là cây Ma lại vươn cao hơn hẳn so với độ tăng trưởng bình thường. Với một nụ cười trên môi, đại sư Oyama đã nói về phản ứng của mình vào những dịp đó như sau :”Tôi đã cầm liềm tới xén bớt ngọn của cây Ma và kết quả là nó phát triển rất lớn về bề ngang”.
Đại sư Oyama không nói rõ, ông đã bao nhiều lần xén ngọn cây Ma, nhưng sau 3 năm nhảy qua cây Ma, ông đã vượt đuợc độ cao 1m70. Như vậy, dù bị xén ngọn hoài, cây Ma vẫn cao hơn ông một khoảng.

Theo tạp chí Tìm Hiểu Võ Thuật xuất bản năm 1993.
Chi tiết hơn về Mas Oyama